Ngoài những ngôi chùa nổi tiếng như Chùa Cầu, Chùa Hải Tạng, Chùa Phước Kiến ở Hội An còn có 7 ngôi chùa khác linh thiêng và có giá trị kiến trúc, văn hóa không kém. Các ngôi chùa tại Hội An đều tồn tại từ hàng trăm năm trước, sau nhiều lần trùng tu vẫn giữ nguyên vẹn kiến trúc cổ xưa. Vì thế hầu hết đều được cấp bằng Di Tích Lịch Sử.
Các ngôi chùa ở Hội An không có các kiến trúc đồ sộ như các ngôi chùa mới, mà là kiến trúc trầm mặc, cổ kính không chỉ là nơi người dân lễ bái mà còn là điểm đến vãn cảnh không thể bỏ qua cho du khách khi đến Hội An >> Bạn muốn tìm hiểu di tích lịch sử hội an, đến với công trình cổ, danh lam thắng cảnh, nhu cầu tâm linh – nhật định phải đến 10 ngôi chùa sau tại Hội An.
Bạn đang xem: Top địa điểm du lịch tâm linh Hội An
1. Chùa Ông – Hội An
>> Địa chỉ : 24 đường Trần Phú hay còn gọi là Quan Công miếu >> Được xây dựng từ giữa thế kỷ 17 ,nhằm kính ngưỡng, ca tụng, tán dương lòng nghĩa khí, tiết trung liệt của Quan Vũ (thời Tam Quốc). Bởi thời đó ông là đại diện tiêu biểu cho triết lý sống :Nghĩa – Tín – Trung – Dũng >> Quan Công Miếu đã được cấp bằng Di tích Lịch sử – Văn hóa quốc gia ngày 29 tháng 11 năm 1991. Trước đây Chùa Ông thường là nơi các thương nhân lui tới để cam kết trong việc vay nợ, buôn bán, làm ăn và cầu xin vận may. Ngày nay, ngôi chùa đã trở thành một trong những điểm đến ưa thích của du khách khi đi du lịch Hội An, bởi công trình mang đậm kiến trúc Trung Hoa với các họa tiết hoa văn đẹp mắt.>> Vé show ký ức hội an
2. Chùa Phước Kiến – Hội An
Tên chính xác cho địa điểm này là Hội Quán Phước Kiến, tuy nhiển ở đây có thờ Quan Thế Âm Bồ Tát nên cũng có thể xem là chùa. >> Địa chỉ : 46 Trần Phú >> Được xây dựng từ thế kỷ 17 bởi hội người Phước Kiến ở Hội An. >> Hội quán Phúc Kiến đã được cấp bằng di tích lịch sử – văn hoá quốc gia ngày 17 tháng 2 năm 1990 Đây là công trình kiến trúc độc đáo tráng lệ, được chạm trổ tinh xảo, bên trong chùa còn có nhiều tượng thờ, trống đồng, chuông đồng, lư hương lớn, 14 bức hoành phi và nhiều hiện vật có giá trị khác.
3. Chùa Pháp Bảo – Hội An
Đáng xem: TOP 10 quán trà sữa ngon nhất Hội An
Đây là ngôi chùa di sản văn hóa thế giới, nên được rất nhiều khách trong nước và quốc tế tham quan, lễ bái. >> Địa chỉ : Số 7 đường Hai Bà Trưng >> Thời gian xây dựng – chưa rõ – được trùng tu năm 2000
4. Chùa Cầu – Hội An
Đến Hội An không mấy ai là không biết đến Chùa Cầu nổi tiếng, được xem như là biểu tưởng kiến trúc, văn hóa, lịch sử của Hội An. >> Địa chỉ : Đường Nguyễn Thị Minh Khai >> Chùa cầu được người Nhật xây dựng từ 400 năm trước để tiện cho việc đi lại, buôn bán giữa 2 bờ của một nhánh sông Thu Bồn. Chùa Cầu nổi bật với đường cong của mái che mềm mại, uyển chuyển, tựa như cầu vồng, làm bừng sáng một góc phố cổ, cổ kính mà lại hiện đại, trầm mặc mà lại rất nhộn nhịp, đa màu sắc từ văn hóa cho tới kiến trúc và tôn giáo. Điểm đặc biệt của ngôi chùa này là trong chùa không thờ Phật mà thờ Bắc Đế Trấn Võ – vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui và hạnh phúc cho con người, thể hiện khát vọng thiêng liêng mà con người muốn gửi gắm cùng trời đất nhằm mong cầu mọi điều tốt đẹp. Hai đầu cầu có đặt tượng khỉ (linh hầu) và chó (thiên cẩu). Đây được coi là đôi linh vật canh giữ, trấn yểm Chùa Cầu, được thờ cúng trang trọng. Sự tích chùa cầu Cây cầu được ra đời cũng từ truyền thuyết về quái vật Namazu. Tương truyền, lai lịch của ngôi chùa này gắn liền với truyền thuyết quái vật Namazu (còn gọi là con Cù). Một thủy quái trong truyền thuyết của Nhật Bản. Con quái thú này có đầu nằm ở Ấn Độ, thân ở Việt Nam. Còn đuôi thì chạy tuốt sang Nhật. Vậy nên mỗi lần nó cựa mình, thảm họa như lũ lụt, động đất,.. sẽ xảy ra. Để khống chế con Namazu, người Nhật đã xây dựng Chùa Cầu. Với ý nghĩa giống một thanh kiếm chắn ngang lưng Namazu. Ngăn không cho nó cựa mình, giúp cuộc sống người dân của cả 3 quốc gia bình yên hơn.
5. Chùa Viên Giác – Hội An
>> Địa chỉ : Số 34 đường Hùng Vương >> Được xây dựng từ năm 1841 , ngôi chùa hiện nay được trùng tu vào năm 1990 sau đó to >> Chùa được cấp bằng Di tích Lịch sử -Văn hóa Quốc gia vào ngày 29/11/1991 Kiến trúc của chùa thể hiện sự hoà nhập giữa 2 phong cách thờ Phật Việt, Hoa, đậm sắc thái Á Đông, cổ kính, trang nghiêm nhưng dân dã, gần gũi.
6. Chùa Bà Mụ – Hội An
Gần đây chùa bà mụ hay chùa tam quan được biết đến nhiều bởi trở thành điểm check in của du khách khi đến Hội An. Nhờ lối kiến trúc cổ kính hài hòa với cảnh quan đẹp xung quanh. >> Địa chỉ : 675 đường Hai Bà Trưng >> Đựợc xây dựng từ năm 1926. Tuy nhiên chùa Bà Mụ hiện nay hầu hết là được trùng tu lại vào năm 2018.
7. Chùa Vạn Đức – Hộ An
Đọc thêm: Ăn mì Quảng Hội An nhớ ghé 11 địa chỉ NGON – BỔ – RẺ sau!
>> Địa chỉ : thôn 2B, phường Cẩm Hà >> Chùa Vạn Đức được xây dựng và cuối thể kỷ 17 >> Được xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 1991. Ngôi chùa nằm sát bên bờ sông Cổ Cò, con sông nối Cửa Hàn – Đà Nẵng với Cửa Đại – Hội An trong các thế kỷ trước, rất tiện lợi cho khách thương ghé bến để lên chùa lễ bái. Trong chùa còn lưu giữ, bài trí nhiều tượng thờ, di vật, kinh sách quý liên quan đến lịch sử Hội An, đến quá trình du nhập và phát triển Phật giáo ở Hội An
8. Chùa Hải Tạng – Hội An
>> Nằm trên Cù Lao Chàm – Hội An >> Ngôi chùa cổ này được xây dựng từ năm 1758, đến năm 1848 chùa được dời về vị trí hiện nay và tiếp tục được sửa chữa, tôn tạo khang trang hơn từ đó đến nay chùa ít có sự thay đổi về kiến trúc. Đây là ngôi chùa linh thiêng và là một trong những điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi đến Cù Lao Chàm. Bên trong ngôi chùa còn khá nguyên vẹn, đặc biệt là nếp nhà chính có hệ vì kèo kết cấu theo kiểu “chồng rường giả thủ”. Ở mái hiên, dép hoành cách điệu với hình lồng đèn, thân chạm hình hoa lá, đầu là những cánh sen lật đỡ thẳng lên đòn tay, dưới chạm nổi hình đầu rồng.
9. Chùa Phước Lâm – Hội An
>> Địa chỉ : thôn Cửa Suối, xã Cẩm Hà >> Chùa Phước Lâm được xây dựng vào giữa thế kỷ 17. >> Được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia năm 1991 Chùa bài trí và lưu giữ nhiều di vật, tượng thờ, bia ký, kinh sách có giá trị lịch sử – văn hóa cao, góp phần minh chứng cho vai trò quan trọng của Hội An trong quá trình du nhập và phát triển Phật giáo ở Đàng Trong, Việt Nam. Chùa được xây dựng theo phong cách Á Đông với kiểu chữ “Môn” gồm: tam quan, sân, chính điện, nhà đại đường, nhà thờ tổ. Chính điện chùa gồm 3 gian, 2 chái. Hai bên là 2 lầu chuông hình tháp.
10. Chùa Chúc Thánh – Hội An
>> Địa chỉ : đường Hai Bà Trưng – Cẩm Phô – Hội An >> Chùa được xây dựng từ thế kỷ 17 Chùa được xây theo mô hình chữ tam, có phong cách kiến trúc tổng hợp của truyền thống Trung Quốc và Việt Nam với nhiều tượng lớn, trạm trổ cầu kỳ. ở chính điện thờ Tam Thế Phật, Di Lặc, 18 vị La Hán, trước sân có tượng Quan Thế Âm Bồ Tát