Bánh mì Hội An là thứ thực khách không thể bỏ qua khi tới đây (Ảnh sưu tầm)

Quán phở tự tráng của người Mông giữa lòng Hà Nội, ngày bán hết vèo 500 bát

Quán phở tự tráng của người Mông giữa lòng Hà Nội, ngày bán hết vèo 500 bát

Nằm gọn trên con đường Kim Mã (Ba Đình, Hà Nội), quán phở gà đặc biệt lúc nào cũng đông khách, ông chủ là anh Ly Chẩn Trà người dân tộc Mông gốc ở Quản Bạ, Hà Giang. Bước vào quán, thực khách có thể nhìn thấy tất cả những công đoạn làm nên một bát phở gà truyền thống.

Bạn đang xem: Quán phở gà Hà Giang

Từ bánh phở được làm tại chỗ cho tới nồi nước dùng lúc nào cũng sôi sùng sục, bốc khói nghi ngút.

Hình ảnh đầu tiên là quán khang trang và sạch sẽ, với bếp bố trí chạy dài gần hết phòng kê bàn ăn. Bước vào quán là một nồi tráng bánh phở được một nhân viên phụ trách. Tới những con gà mái vàng ươm luộc chín chờ lọc thịt làm phở. Anh Trà phụ trách thái thịt và làm thành một bát phở hoàn chỉnh bê tới thực khách.

Quán phở tự tráng của người Mông giữa lòng Hà Nội, ngày bán hết vèo 500 bát - 1

Quán phở gà của anh Trà gọn gàng, ngăn nắp. Những công đoạn làm thành một bát phở gà đều được làm “lộ thiên” thực khách có thể chứng kiến.

“Bánh phở của cửa hàng làm từ 100% gạo nguyên chất không pha trộn bất kỳ hóa chất nào. So với mua bánh phở mua sẵn, phở tự tráng chi phí đắt hơn rất nhiều. Để làm bánh phở ngon phải chọn đúng loại gạo của dân bản vùng cao Hà Giang trồng.

Tôi đã thử nhiều loại gạo khác nhưng không có loại gạo đạt độ ngon như gạo ở trên quê” anh Trà chia sẻ.

Quán phở tự tráng của người Mông giữa lòng Hà Nội, ngày bán hết vèo 500 bát - 2

Một chiếc nồi hơi và thùng bột, những chiếc bánh phở được một nhân viên phụ trách tráng và sử dụng tươi tại chỗ.

Quán phở tự tráng của người Mông giữa lòng Hà Nội, ngày bán hết vèo 500 bát - 3

Sau khi tráng, bánh phở được phơi cho nguội.

Nên xem: Homestay ở Hà Giang ngay trung tâm thành phố giá chỉ từ 150K/ngày

Để làm được bánh phở tự tráng, phải trải qua nhiều công đoạn và sự khéo léo. Cách tráng bánh giống y như cách tráng bánh cuốn nhưng công thức pha bột lại khác.

Và phở sạch tự tráng sử dụng công thức gia truyền để tạo nên sợi phở mềm, ngon hoàn hảo. Đến đây thực khách sẽ được thưởng thức sợi phở thơm ngon, sạch, đảm bảo hòa quyện cùng nước dùng đậm đà ngon khó cưỡng.

Quán phở tự tráng của người Mông giữa lòng Hà Nội, ngày bán hết vèo 500 bát - 4

Sau khi bánh phở nguội và được gấp thành bản nhỏ rồi tới công đoạn thái tay cho ra bánh phở hoàn chỉnh và sử dụng ngay.

Quán phở tự tráng của người Mông giữa lòng Hà Nội, ngày bán hết vèo 500 bát - 5

Bánh phở sạch được nhiều thực khách yêu thích, tạo nên sự khác biệt trong quán phở gà truyền thống của anh Trà.

Quán phở tự tráng của người Mông giữa lòng Hà Nội, ngày bán hết vèo 500 bát - 6

Những con gà mái luộc vừa chín tới, sau đó chặt nhỏ từng bộ phận rồi tới khâu lọc thịt.

Ngoài bánh phở được tráng, gà cũng được anh Trà lựa chọn kỹ để cho ra bát phở gà ngon. Gà ngon phải là gà mái đã đẻ được 2-3 lứa, vì gà này ăn mềm, ngọt mà không bị quá mỡ. Trung bình mỗi ngày quán bán hết khoảng hơn 30 con gà.

“Gà ngon được lựa chọn kỹ lưỡng, sau đó làm sạch mổ luộc tới độ vừa chín là vớt ra, nếu để gà quá lửa thịt sẽ bị nhừ làm phở ăn bã sẽ mất ngon. Mỗi ngày quán nhà tôi bán gần 500 bát phở tùy từng hôm. Ảnh hưởng có dịch Covid-19 thì số lượng cũng có giảm hơn so với những ngày bình thường” anh Trà cho biết.

Quán phở tự tráng của người Mông giữa lòng Hà Nội, ngày bán hết vèo 500 bát - 7

Từng miếng thịt gà được lọc xương rồi thái nhỏ.

Quán phở tự tráng của người Mông giữa lòng Hà Nội, ngày bán hết vèo 500 bát - 8

Nồi ninh xương và nước luộc gà lúc nào cũng nghi ngút khói.

Tham khảo thêm: Dạy tiếng Hàn tại Hà Giang, Trung tâm tiếng Hàn uy tín tại Hà Giang

Nói tới nồi nước dùng thì anh Trà cho biết: “Nồi nước dùng là quan trọng để đánh giá phở có ngon hay không, chính vì thế tôi ninh xương ống lợn và nước luộc gà trong nhiều tiếng.

Phải vớt bọt nhiều lần tới khi nào nước trong không vẩn đục. Quan trọng nhất là những thảo mộc, bí quyết riêng của quán được nên nếm vào nồi xương ninh”.

Quán phở tự tráng của người Mông giữa lòng Hà Nội, ngày bán hết vèo 500 bát - 9

Nước ninh xương lợn và nước luộc gà ngọt lại có thêm vị thảo mộc nên khi ăn sẽ không quá béo, ngấy.

Tô phở đặc trưng thịt gà dai dai, thơm, ngọt. Nước dùng ngon, trong và đặc biệt không bị pha tạp chất vị ngọt của mì chính. Sợi bánh phở tự tráng mềm, nhiều người ăn có thể nghĩ sẽ dễ nát, nhưng thật ra nó mềm hơn ở các hàng khác. Được biết quán phở gà này anh Trà đã mở được 4 năm.

Quán phở tự tráng của người Mông giữa lòng Hà Nội, ngày bán hết vèo 500 bát - 10

Đặc biệt, một bát phở ở đây sẽ có rất nhiều thịt, nhiều bánh phở nên khi ăn sẽ no bụng

Quán phở tự tráng của người Mông giữa lòng Hà Nội, ngày bán hết vèo 500 bát - 11

Phở ngon, sạch, quán đã giữ chân được nhiều thực khách tới thưởng thức.

Là một khách thân quen của quán phở gà tự tráng này ông Tuấn (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: “Tôi làm trên khu vực phố cổ nên thường xuyên đi qua đường Kim Mã, ngoài những ngày tôi ăn sáng ở nhà, thì thỉnh thoảng tôi có ghé vào đây thưởng thức phở gà.

Đặc biệt bánh phở ở đây tự tráng ăn tươi nên nó mềm hơn so với các loại bánh phở khác. Nước dùng ở đây cũng ngọt thanh, không bị mùi mì chính. Đặc biệt một bát phở rất nhiều thịt ăn là ấm bụng tới trưa”.

Quán mở cửa từ 6h30 tới 14 giờ, vào những ngày thứ 7, chủ nhật sẽ hết hàng sớm hơn. Giá mỗi bát phở dao động từ 35 tới 50 nghìn đồng.

Xem thêm: Hà Giang khẳng định dự án khu du lịch tâm linh phù hợp các quy hoạch

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *