6 điểm du lịch tâm linh Vũng Tàu và Côn Đảo linh thiêng nhất

Du lịch tâm linh là một loại hình lấy yếu tố văn hoá, tâm linh làm cơ sở, giúp du khách vừa tìm hiểu về truyền thống và lịch sử của điểm đến, vừa thoả mãn nhu cầu về đời sống tinh thần. Tại Việt Nam, du lịch tâm linh từ lâu đã phổ biến và ngày một mở rộng hơn. Không chỉ đơn thuần là viếng chùa, đây còn là cơ hội giúp các vị khách tìm hiểu, học hỏi văn hoá, thiền thư giãn, tìm kiếm khoảng lặng cho tâm hồn.

Tại miền Nam, Bà Rịa – Vũng Tàu (gồm Vũng Tàu và Côn Đảo) là một trong những địa điểm nổi tiếng linh thiêng. Cùng MoMo tìm hiểu những địa điểm du lịch tâm linh Vũng Tàu và Côn Đảo nổi tiếng nhất bạn nhé!

Bạn đang xem: Top địa điểm du lịch tâm linh Vũng Tàu

  1. Thích Ca Phật Đài
  2. Thiền viện Chơn Không
  3. Chùa Quan Thế Âm/ Phổ Đà Sơn Quan Âm Bồ Tát Tự
  4. Nghĩa trang Hàng Dương
  5. Chùa Núi Một
  6. An Sơn miếu/ Đền thờ Bà Phi Yến

Tổng hợp du lịch Côn Đảo

  • Kinh nghiệm du lịch Côn Đảo tự túc siêu tiết kiệm cùng Ví MoMo
  • 15 khách sạn Côn Đảo đáng trải nghiệm nhất cùng Ví MoMo
  • 14 món ngon Côn Đảo vừa rẻ vừa gây nhớ thương
  • 6 điểm du lịch tâm linh Vũng Tàu và Côn Đảo linh thiêng nhất
  • Vé mấy bay đi Côn Đảo

CÁC ĐIỂM DU LỊCH TÂM LINH VŨNG TÀU

1. Thích Ca Phật Đài

Là quần thể Phật giáo Nam Tông, Thích Ca Phật Đài là điểm tham quan và du lịch tâm linh Vũng Tàu nổi tiếng nhất. Quần thể nằm trên mạn sườn núi Lớn, có tổng diện tích đến 28ha, bao gồm các chùa Hộ Pháp, Thiền Lâm, Di Lặc, Viên Thông và khu vườn tượng diễn tả cuộc đời của Đức Phật.

Khoảng năm 1957, ông Lê Quang Vinh – một công chức cấp cao về hưu – đã dựng một ngôi chùa đơn sơ dưới chân núi. Vị trí này đã được Đại đức Narada Maha Thera gợi ý trong lần sang Việt Nam thuyết giảng vào cuối năm 1940, có sự tháp tùng tháp tùng của ông Vinh. Năm 1960, Đại đức Narada Maha Thera trở lại Việt Nam giảng pháp và đã trồng 1 cây bồ đề tại đây. Cây này là một cây con ở cố đô Anuradhapura của Sri Lanka, có gốc được chiết từ cây Bồ Đề Đạo tràng ở Ấn Độ.

Thích Ca Phật Đài bao gồm 3 cấp, cao dần đến 29m so với mực nước biển. Cấp 1 là Tam quan và vườn hoa, cấp 2 là khu nhà trưng bày truyền thống và khu nhà mát, cấp 3 là Thiền Lâm tự và khu Phật Tích. Trong đó, tượng Thích Ca Phật Đài là công trình nổi bật nhất, trở thành tên gọi cho quần thể du lịch tâm linh Vũng Tàu nổi tiếng này. Tượng Đức Phật ngồi theo tư thế kiết già, hai bàn tay đặt ngửa trên đùi theo tư thế bắt Ấn tam muội. Tượng cao hơn 10m, bên trong chứa 16 viên xá lợi của Đức Phật.

6 điểm du lịch tâm linh Vũng Tàu và Côn Đảo linh thiêng nhất

Nguồn: sưu tầm

  • Địa chỉ: 608 Trần Phú, Phường 5, TP. Vũng Tàu
  • Giờ mở cửa: 05:00-10:00 và 14:00-20:00

2. Thiền viện Chơn Không

Thiền viện Chơn Không thuộc Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử, tọa lạc trên sườn núi Lớn. Thiền viện được xây dựng từ năm 1969 – 1970 dưới sự thành lập của Hoà thượng Thích Thanh Từ. Với tổng diện tích khoảng 2.000m2, thiền viện là một quần thể Phật giáo gồm Chánh điện, tháp chuông, bia tháp Sư Tổ Trúc Lâm, đồi Tự Tại, đường Tiêu Dao…

Thiền viện Chơn Không nằm ở độ cao 80m so với mực nước biển, được bao quanh bởi thiên nhiên triền núi và những tán cây xanh. Đường lên thiền viện khá dốc với nhiều bậc thang. Bù lại, cảnh quan chùa cổ kính nằm lẫn giữa vẻ đẹp thiên nhiên tạo nên tổng thể kiến trúc xanh, thoáng đãng cho bạn cảm giác thanh tịnh mỗi khi viếng thăm.

6 điểm du lịch tâm linh Vũng Tàu và Côn Đảo linh thiêng nhất

Nguồn: sưu tầm

Phía trước chánh điện được trồng nhiều loại cây kiểng, bách, tùng, tạo nên mảng xanh ở khu vực trung tâm thiền viện. Bên trái chánh điện là một tháp chuông, bên trong tháp là Đại hồng chung nặng khoảng 1 tấn được đúc vào năm 1998. Từ tháp chuông phóng mắt ra xa, bạn sẽ thấy được toàn cảnh trung tâm thành phố biển Vũng Tàu. Thiền viện Chơn Không là một trong những Thiền viện Trúc Lâm đẹp nhất Việt Nam, là địa điểm cho các Phật tử và du khách hành hương, tham quan cũng như tìm hiểu về Thiền tông.

  • Địa chỉ: 44 Vi Ba, Phường 1, TP. Vũng Tàu
  • Giờ mở cửa: 04:00-12:00 và 14:00-21:30

3. Chùa Quan Thế Âm/ Phổ Đà Sơn Quan Âm Bồ Tát Tự

Nên xem: Đã đẹp lại còn free: List 12 địa điểm chụp ảnh cưới ở Vũng Tàu

Chùa Quan Thế Âm nằm trên đường Trần Phú – con đường huyết mạch của thành phố Vũng Tàu, lưng dựa núi Lớn, đối diện là bãi Dâu. Vì là chùa của người Hoa nên chùa Quan Thế Âm còn được gọi là chùa Tàu bãi Dâu.

Về cái tên thì Phổ Đà Sơn hay núi Phổ Đà là thánh địa Phật giáo Trung Hoa. Tương truyền tại đây, công chúa Diệu Thiên, con gái của Sở Trang Vương thời Xuân Thu, đã tu thành đắc đạo, trở thành Quan Thế Âm Bồ Tát, kiến tạo núi Phổ Đà thành thánh địa Phật giáo.

Chùa Quan Thế Âm ở Vũng Tàu được xây dựng vào năm 1970-1972 bởi ông Huỳnh Siêu, một thương gia ngành dệt tại Sài Gòn. Lúc đó, chùa chỉ có quy mô nhỏ, đến năm 1993 thì được sửa sang lại khang trang hơn nhờ cộng đồng người Hoa kêu gọi đóng góp.

Chùa có diện tích 5.000m2 với nhiều công trình như tượng Quan Âm Bồ Tát, chính điện, nhà bát giác, nhà lục giác, gác chuông, khu sinh hoạt ăn uống… Trong đó, nổi bật nhất là tượng Quan Âm Bồ Tát cao 18m, có thể nhìn thấy từ xa. Đây cũng là điểm thu hút khiến địa điểm du lịch tâm linh Vũng Tàu này nổi tiếng hơn cả trong số các chùa người Hoa ở Bà Rịa – Vũng Tàu. Vào ngày 6 tháng 6, 6 tháng 9 và rằm tháng 7 âm lịch, Phật tử và du khách tứ phương đổ về chùa Quan Thế Âm để cúng viếng, cầu bình an.

6 điểm du lịch tâm linh Vũng Tàu và Côn Đảo linh thiêng nhất

Nguồn: sưu tầm

  • Địa chỉ: 178 Trần Phú, Phường 5, TP. Vũng Tàu
  • Giờ mở cửa: 06:00-16:30

B. CÁC ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH TÂM LINH TẠI CÔN ĐẢO

4. Nghĩa trang Hàng Dương

Nhắc đến Côn Đảo thì không thể không nhắc đến nghĩa trang Hàng Dương. Đây là nơi chôn cất của hàng vạn chiến sĩ cách mạng và người dân yêu nước bị tù đày tại nhà tù Côn Đảo của thực dân Pháp. Nơi đây có mộ của nữ anh hùng Võ Thị Sáu và là chốn linh thiêng, nổi tiếng bậc nhất của du lịch tâm linh Việt Nam nói chung và du lịch tâm linh Côn Đảo nói riêng.

Nghĩa trang Hàng Dương cách thị trấn Côn Đảo khoảng 2,5km, có tổng diện tích 190.000m2 bao gồm 4 khu vực chính:

  • Khu A có 688 ngôi mộ, đa số các phần mộ từ năm 1945 trở về trước. Nơi đây có mộ của liệt sĩ cách mạng Lê Hồng Phong và nhà yêu nước Nguyễn An Ninh.
  • Khu B có 695 ngôi mộ từ năm 1945-1960. Nơi đây có mộ của nữ anh hùng Võ Thị Sáu và anh hùng Cao Văn Ngọc.
  • Khu C gồm 373 ngôi mộ từ năm 1960-1975. Nơi đây có mộ của anh hùng Lê Văn Việt.
  • Khu D gồm 157 ngôi mộ được quy tập từ Hòn Cau và Hàng Keo.

Nghĩa trang Hàng Dương còn có các công trình mỹ thuật như tượng Trao áo, tượng Thuỷ chung, tượng Hy vọng, phù điêu Bất Khuất, khu vườn đá… Thông thường, du khách đến đây viếng vào buổi sáng hoặc buổi đêm sẽ bắt đầu dâng hương ở khu vực đài tưởng niệm, cũng là cột cao nhất ở Hàng Dương, sau đó lần lượt đến các khu mộ để thăm viếng, thắp nhang.

Bạn có thể chuẩn bị một số lễ vật như hoa quả, nhang đèn… mua tại các hàng trên đường đến Nghĩa trang Hàng Dương. Đến đây, du khách tứ phương không chỉ cầu bình an mà còn để bày tỏ lòng biết ơn những vị anh hùng chiến sĩ đã chiến đấu vì Tổ quốc.

6 điểm du lịch tâm linh Vũng Tàu và Côn Đảo linh thiêng nhất

Nguồn: sưu tầm

  • Địa chỉ: Cách trung tâm thị trấn 2,5km, nghĩa trang Hàng Dương nằm ngay ngã giao đường Nguyễn An Ninh và Lưu Chí Hiếu
  • Giờ mở cửa: 07:00-22:00

5. Chùa Núi Một

Chùa Núi Một hay còn gọi là chùa Vân Sơn, do tọa lạc trên núi Một, huyện Côn Đảo nên mới có cái tên chùa Núi Một. Chùa có vị trí đắc địa khi lưng tựa núi, cổng hướng về phía vịnh Côn Sơn và hồ sen An Hải.

Đáng xem: Điểm Danh Top 8 Quán Bún Chả Cá Vũng Tàu Hút Khách

Năm 1964, đế quốc Mỹ cho xây dựng chùa bằng hình thức khổ sai lao động các tù nhân ở trại Phú Hải để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng tâm linh của gia đình và các quan chức binh sĩ trên đảo. Thực chất ngôi chùa được xây lên còn vì mục đích mị dân, che mắt báo chí và dư luận về sự tàn bạo trong việc cai trị tù nhân của đế quốc Mỹ. Sau năm 1975, chùa Núi Một trở thành nơi thờ tự Phật của người dân đảo và được tu sửa hoàn thiện vào cuối năm 2011, trở thành công trình kiến trúc văn hoá và du lịch tâm linh Côn Đảo nổi tiếng.

6 điểm du lịch tâm linh Vũng Tàu và Côn Đảo linh thiêng nhất

Nguồn: sưu tầm

Từ cổng chùa dưới chân núi, du khách sẽ phải vượt qua 200 bậc thang dốc để đến sân chùa. Tại đây có tượng Quan Âm Bồ Tát đứng trên đài sen cao hơn 2m. Đi tiếp vào bên trong là khuôn viên chùa với điểm nổi bật là những cột gỗ to được trạm trổ tinh tế.

Ngoài ra, chùa Núi Một còn có gác chuông, miếu Địa Tạng, miếu Sơn Thần, nhà tổ. Bao quanh chùa Vân Sơn là cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ: hướng Nam là núi rừng xanh bạt ngàn, hướng Đông là vịnh Côn Sơn trong xanh và hướng Bắc là cánh đồng sen An Hải. Đứng từ chùa Núi Một, bạn có thể ngắm hồ An Hải và vịnh Côn Sơn từ trên cao,

Viếng thăm chùa Núi Một, các Phật tử và du khách sẽ được thử món nước hạt é mát lạnh do các sư pha. Bên cạnh đó, bạn có thể xin vòng đeo tay ở chùa để gặp may mắn, an lành.

  • Địa chỉ: Nằm trên núi Một, huyện Côn Đảo
  • Giờ mở cửa: Không giới hạn, nhưng du khách thường vãn cảnh chùa vào buổi sáng để tiện cho việc chụp ảnh.

6. An Sơn Miếu/ Miếu Bà Phi Yến

Miếu Bà Phi Yến được xây dựng vào năm 1785 để thờ Bà Phi Yến – vợ của chúa Nguyễn Ánh (vua Gia Long). Đây là một trong số ít di sản văn hoá dân gian tại Côn Đảo, mang theo truyền thuyết bi thương của Bà Phi Yến.

Năm 1783, Nguyễn Ánh và đoàn tùy tùng chạy trốn ra Côn Đảo để tránh sự truy đuổi của quân Tây Sơn. Mong muốn xin viện binh từ Pháp, ông muốn đưa hoàng tử Hội An, hay còn gọi là hoàng tử Cải – con trai duy nhất của ông và bà Phi Yến sang Pháp làm con tin để cầu viện. Bà Phi Yến ngỏ lời can ngăn không nên nhờ vả ngoại bang. Chúa Nguyễn Ánh nổi trận lôi đình, nghi bà Phi Yến có thông đồng với quân Tây Sơn nên hô quân bắt chém. May mắn là các quan cận thần đã kịp thời xin ngăn cho bà thoát tội chết. Thay vào đó, bà bị giam vào một hang đá trên hòn đảo hoang. Sau đó, nghe tin quân Tây Sơn sắp truy đuổi đến đảo, chúa Nguyễn Ánh liền cùng đoàn tùy tùng bỏ chạy. Hoàng tử Cải, lúc ấy 5 tuổi, không chịu đi theo mà khóc đòi mẹ. Trong lúc tức giận, Nguyễn Ánh đã ném con xuống biển, xác hoàng tử trôi tấp vào làng Cỏ Ống.

Bà Phi Yến được người dân giải thoát và được hai con vật là vượn bạch và hắc hổ đưa đến mộ hoàng tử Hội An. Tương truyền rằng, từ đây mới có câu hát “Gió đưa cây Cải về trời, rau Răm ở lại chịu đời đắng cay” (Cải là Hoàng tử Cải và Răm là tên tục của bà Phi Yến). Dân làng Cỏ Ống đã dựng một ngôi nhà nhỏ cho bà để tiện bề trông nom mộ con trai mình.

6 điểm du lịch tâm linh Vũng Tàu và Côn Đảo linh thiêng nhất

Nguồn: sưu tầm

Tháng 10 âm lịch năm 1785, như mọi năm, làng An Hải tổ chức hội làm chay tế lễ trong làng, có rước bà Phi Yến đến tham dự cho thêm phần long trọng. Đêm hôm ấy, tên Biện Thi (một tên đồ tể) lén vào cấm phòng định giở trò sàm sỡ, nhưng y chỉ vừa nắm được tay bà thì bà đã kịp tri hô cho dân làng bắt giam. Ngay đêm hôm ấy, bà Phi Yến đã tự tử để được vẹn toàn danh tiết. Sau khi bà mất, người dân trong đảo tiếc thương lập miếu thờ, lấy ngày 18 tháng 10 âm lịch làm ngày giỗ, cúng kiến long trọng. Đến An Sơn Miếu vào dịp này, du khách sẽ được thưởng thức một nét văn hoá đặc sắc của người dân đảo.

  • Địa chỉ: Đường Hoàng Phi Yến, cách trung tâm Côn Đảo 2km
  • Giờ mở cửa: Không giới hạn

Du lịch tâm linh tại Vũng Tàu và Côn Đảo từ lâu đã trở thành một nét văn hóa đặc sắc. Du khách có thể viếng chùa, hành hương kết hợp với tham quan, tìm hiểu các thắng cảnh thiên nhiên tại đây. Đừng quên đặt vé xe, vé máy bay và nơi lưu trú tại siêu ứng dụng MoMo để chuyến đi của bạn dễ dàng và tiết kiệm hơn.

Đọc thêm: Xem Ngay Top 6 Phòng Công Chứng Vũng Tàu Chuyên Nghiệp

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *