Thị trường vật liệu xây dựng ở Lý Sơn: Người dân “cõng” chi phí quá lớn

(Báo Quảng Ngãi)- Mùa hè đến cũng là lúc các công trình xây dựng trên đảo Lý Sơn vào mùa cao điểm, theo đó thị trường vật liệu xây dựng, giá công thợ cũng “nóng” lên, ảnh hưởng đến túi tiền của người dân, chủ thầu.

TIN LIÊN QUAN

Bạn đang xem: Cửa hàng vật liệu xây dựng Lý Sơn

Khởi sắc thị trường vật liệu xây dựng Thị trường vật liệu xây dựng: Nhiều biến động Thị trường vật liệu xây dựng: Vào mùa cao điểm

Giá tăng chóng mặt Những ngày đầu tháng 4, thời tiết trên đảo khá thuận lợi, nên hầu hết các công trình nhà ở và công trình công cộng trên địa bàn huyện đảo lại tất bật thi công. Chủ các công trình khi được hỏi về giá cả vật liệu đều lắc đầu ngán ngẩm, khi mà giá vật liệu xây dựng như sắt thép, xi măng, gạch tuynel… đều tăng chóng mặt. Anh Thịnh, thôn Đông, xã An Hải cho biết, dự kiến ban đầu khi xây nhà tổng chi phí vào khoảng 400 triệu đồng, bao gồm cả phần dự trù chi phí phát sinh. Tuy nhiên, đến thời điểm này dù nhà chưa hoàn thiện, nhưng số tiền chi ra nhẩm tính đã hơn 350 triệu đồng. “Giá gạch, xi măng, cát, sạn đều tăng, nên dù dự trù thêm 50 triệu đồng sợ vẫn không đủ. Dự lường giá sẽ tăng, sau Tết tôi đến các cửa hàng đặt cọc để chốt giá sớm, nhưng chủ các cửa hàng không đồng ý, nên giờ giá tăng phải chấp nhận”, anh Thịnh nói. Không chỉ người dân, nhiều chủ thầu xây dựng các dự án công trình cơ sở hạ tầng cũng “đau đầu” trước tình trạng giá vật liệu xây dựng tăng cao so với những năm trước. Nhiều nhà thầu cho biết, bên cạnh giá tăng, thì hàng hóa khan hiếm dẫn đến việc triển khai xây dựng gặp khó, nhất là những thời điểm biển động.

Vật liệu xây dựng được bốc dỡ từ sà lan lên cầu cảng Lý Sơn. Vật liệu xây dựng được bốc dỡ từ sà lan lên cầu cảng Lý Sơn.

Tham khảo thêm: Nơi bán sỉ trái cây nhập khẩu Lý Sơn

Trong khi đó, tại cầu cảng Lý Sơn, ngày nào cũng có tàu, xà lan chở vật liệu xây dựng cập cảng. Theo khảo sát của phóng viên Báo Quảng Ngãi, hiện xi măng Chinfon Hải Phòng PCB40 được bán lẻ tại đảo với giá giao động từ 1,6 – 1,65 triệu đồng/tấn (tăng gần 300 nghìn đồng/tấn); xi măng Sông Gianh 1,59 – 1,64 triệu đồng/tấn (tăng gần 300 nghìn đồng so với đất liền). Đối với cát xây dựng có giá từ 350-400 nghìn đồng/m3 (tăng hơn 50 nghìn đồng); gạch tuynel có giá từ 2.000-2.500 đồng/viên (tăng gần 1.000 đồng); sỏi có giá từ 600-620 nghìn đồng/m3… Không chỉ giá nguyên vật liệu mà chi phí nhân công cũng tăng so với năm 2016. Ông Nguyễn Sỹ, một chủ thầu xây dựng đang thi công hai công trình nhà dân cho biết, hầu hết thợ xây từ đất liền ra làm, nên giá nhân công cũng tăng. Cụ thể, giá thợ xây có kinh nghiệm tăng so với đất liền gần 100 nghìn đồng/ngày, giá thợ phụ tăng 50 nghìn đồng/ngày. Chưa tìm ra phương án “hạ nhiệt” Nhu cầu tiêu thụ vật liệu xây dựng ở đảo Lý Sơn quá lớn, cộng với chi phí vận chuyển phải qua nhiều lần trung chuyển, là nguyên nhân dẫn đến giá vật liệu xây dựng trên đảo tăng cao so với đất liền. Ghi nhận tại cầu cảng Lý Sơn, chi phí để bốc dỡ vật liệu xây dựng từ tàu xuống bến cảng và lên xe tải tăng so với năm 2016 từ 20-50 nghìn đồng/tấn. Theo ông Lê Văn Đôi – Phó trưởng Phòng Kinh tế hạ tầng và Nông thôn huyện Lý Sơn, hàng hóa khan hiếm là do thời tiết thay đổi thất thường, dù ngoài đội tàu vận tải thì trên tuyến vận tải Sa Kỳ-Lý Sơn có 3 xà lan chuyên vận chuyển vật liệu xây dựng từ đất liền ra đảo. Thống kê sơ bộ trong quý I/2017, huyện Lý Sơn nhập khoảng 45-50 nghìn tấn xi măng để phục vụ công tác xây dựng trên đảo và số lượng sắt thép, gạch cũng chừng đó. Dạo một vòng quanh đảo Lý Sơn, hầu như đâu đâu cũng thấy các công trường đang bước vào mùa xây dựng. Bên cạnh đó, các loại xe tải nhỏ, xe ba bánh hoạt động chở vật liệu từ bến cảng về công trình xây dựng cũng nhộn nhịp không kém. Thị trường vật liệu và nhân công đắt đỏ đã ảnh hưởng lớn đến thị trường tiêu dùng ở Lý Sơn. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng của huyện vẫn chưa tìm ra biện pháp để “hạ nhiệt sức nóng” thị trường vật liệu xây dựng trên đảo. Ông Nguyễn Thanh – Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết, trước biến động giá vật liệu xây dựng, cũng như nhu cầu xây dựng của người dân tăng cao, huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng và địa phương cần nắm kỹ tình hình để có những chỉ đạo, điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu. Trong đó, giám sát và xử lý nghiêm các cửa hàng, đại lý lợi dụng nhu cầu của người dân tăng giá quá cao để trục lợi.

Bài, ảnh: LÊ ĐỨC

Đề xuất riêng cho bạn: 7 địa chỉ khám thai, siêu âm uy tín nhất tại Quảng Ngãi

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *