Khu di tích lịch sử An Giang

Những di tích lịch sử – văn hóa – tâm linh tiêu biểu của Tỉnh An Giang

Du lịch An Giang ngoài những cảnh đẹp như Núi Cấm, Núi Sam,… viếng cảnh tượng Phật trên Thiên Cấm Sơn thì còn rất nhiều địa điểm du tích lịch sử – văn hóa – tâm linh khác đáng để du khách thập phương ghé qua để vãn cảnh.

Trong bài viết này chúng tôi liệt kê đầy đủ những địa điểm ấn tượng để bạn có cái nhìn tổng quát hơn về các vùng đất này và có kế hoạch ghé thăm khi có dịp ghé An Giang.

Bạn đang xem: Khu di tích lịch sử An Giang

Xem thêm: du lịch tâm linh ở An Giang

Những khu vui chơi ở An Giang

Khu di chỉ Óc Eo (Thành cổ Óc Eo là thương cảng thời Trung Cổ Đại bị chìm dưới đất)

Tọa lạc tại vùng núi Sập – Ba Thê, huyện Thoại Sơn, An Giang. Đây là địa danh được nhiều người trong nước và nước ngoài biết đến, là khu di tích cở rộng lớn gắn liền với vết tích vật chất của Vương quốc Phù Nam – một quốc gia hùng mạnh ở vùng Đông Nam Á cách đây 2000 năm, được phát hiện khi nhân dân đào kênh xáng.

Ngoài khu vực được xem là “ thành phố Óc Eo” có diện tích 4.500 ha, còn có một vài vùng ở miền Tây Nam Bộ như : Đồng Tháp Mười, Châu Đốc, Kiên Giang…Cho đến nay, di chỉ Óc Eo vẫn còn nhiều điều bí ẩn đối với các nhà nghiên cứu, khảo cổ.

Hiện nay, khu di chỉ Óc Eo không những đón được rất nhiều nhà sưu tầm, khảo cổ đến nghiên cứu, tìm hiểu mà còn hấp dẫn được nhiều du khách trong và ngoài nước đến đây để xem di vật, vết tích được phát hiện để được biết thêm một thời kỳ phát triển rực rỡ của vùng đất An Giang ngày xưa nói riêng và Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung.

du lịch an giang

Di tích lịch sử đồi Tức Dụp

Tức Dụp – theo tiếng Khmer có nghĩa là nước đêm. Là một ngọn đồi của dãy núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn) thuộc huyện Tri Tôn, An Giang là ngọn núi nhỏ với chiều cao 300m, chu vi khoảng 2.200m và có địa hình hiểm trở với nhiều tảng đá dựng leo cheo tạo nên những lò ảng (hang trên núi), ăn thông với nhau. Năm 1940, Tức Dụp là nơi ẩn náu của các chiến sĩ cộng sản và đến năm 1960 trở thành căn cứ của huyện ủy Tri Tôn và tỉnh ủy Hà Giang. Nhờ đặt điểm hiểm trở, nhiều hang liên thông và với tinh thần kháng chiến dũng cảm mưu trí của quân dân An Giang. Tức Dụp trở thành căn cứ kháng chiến nổi tiếng trong thời kỳ chống Mỹ.

Ngày nay, đồi Tức Dụp là đã trở thành di tích lịch sử được Bộ Văn Hóa xếp hạng, là một sản phẩm du lịch văn hóa lịch sử và ngày 30/04/1996 đã khánh thành khu di tích này, gồm khu hang động: hang Ban Chỉ Huy Quân Sự, hang của ban Tuyên Huấn, hội Phụ Nữ, Dân Y, rồi hang cơm nguội và cả hội trường có sức chứa trên 150 người, ngoài ra có khu vui chơi giải trí và hạ tầng cơ sở khá tốt phục vụ du khách.

đồi tức dụp an giang

Khu lưu niệm chủ tịch nước Tôn Đức Thắng.

Là ngôi nhà lưu niệm thời thiếu niên của chủ tịch Tôn Đức Thắng và các di vật ngày xưa của bác thuộc cù lao ông Hổ (Mỹ Hòa Hưng – Thành Phố Long Xuyên).

Ngôi nhà được xây dựng năm 1887, do thân sinh của bác Tôn là cụ Tôn Văn Đề xây dựng với lối kiến trúc hình chữ Quốc, nền sàn lót ván, mái lợp ngói ống, ngang 12m, dài 13m, rộng hơn 150m2.

Năm 1984, Bộ Văn Hóa ra quyết định công nhận đây là di tích lịch sử tầm cở quốc gia với nhiều công trình được xây dựng để tưởng nhớ Bác như đền thờ Bác Tôn được xây dựng trong khuôn viên 1.600 m2 với kiến trúc cổ lầu tam cấp đặc sắc, nhà trưng bày cuộc đời và sự nghiệp của Bác, nơi đây còn lưu giữ các hình ảnh, hiện vật, các tư liệu và phim hình sống động giúp ta hiểu thêm về Bác, một tấm gương sáng của dân tộc Việt Nam.

Ngoài ra, đến cù lao ông Hổ, du khách thưởng thức các lọai trái cây, món ăn đặc sản và nghe đàn ca tài tử, làm quen với cuộc sống của người dân Nam Bộ, thăm làng cá bè ven bờ cù lao…. Nơi đây, quý khách sẽ tận hưởng được hương vị cuộc sống của vùng sông nước Nam Bộ.

Xem thêm: Top 20 quán cà phê An Giang view đẹp chụp hình đến mỏi tay mới thôi

đia điểm du lịch an giang

Bia Thoại Sơn

Là một di tích lịch sử đã in đậm dấu ấn từ hai thế kỷ qua, do Thoại Ngọc Hầu xây dựng từ năm 1822.

Năm 1817 Thoại Ngọc Hầu về trấn thủ Vĩnh Thanh và chủ trương đào kênh dẫn tới Rạch Giá, kênh dài hơn 30km, có vị trí quan trọng trong việc giao thông vận tải và phát triển nông nghiệp, góp phần nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân trong vùng. Ông được triều đình khen ngợi và cho lấy tên Ông đặt tên cho con kênh là Thoại Hà.

Đánh dấu công trình trọng đại này, Thoại Ngọc Hầu đã soạn bài văn và cho khắc vào bia đá. Năm 1922, Ông làm lễ dựng bia và khánh thành miếu thờ Sơn Thần tại triền núi Sập. Bia có chiều cao, ngang 1.2m, dày 2 tấc, mặt bia chạm đúng 629 chữ. Đến nay bia vẫn giữ nguyên vị trí ban đầu, nét chữ hán trên mặt vẫn còn sắc nét. Đây là một trong ba công trình di tích loại bia ký nổi tiếng ở Việt Nam dưới chế độ phong kiến còn lưu lại đến ngày nay.

khu di tích thoại sơn

Chùa Hòa Thạnh

Là ngôi chùa cổ, còn gọi là cây Mít, tọa lạc tại ấp Tây Hưng, Xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên.

Ngôi chùa có lịch sử lâu đời và là cơ sở quan trọng của cách mạng trong suốt thời kỳ chống giặc giữ nước, được xây dựng vào cuối thế kỉ 19.

Trong cuộc đời bôn ba để truyền bá tinh thần yêu nước, cụ phó bảng nguyễn Sinh Sắc (thân sinh chủ tịch Hồ Chí Minh), đã dừng chân nơi đây từ 1921-1923 trước khi về chùa Giồng Thành ở Tân Châu .

Hiện nay, ở hậu liêu chùa có bàn thờ và chân dung cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Theo nhân dân trong vùng, trước đây trong khuôn viên phía sau chùa có hầm chứa vũ khí, súng đạn và làm nơi trú ẩn cho binh sĩ, lâu dần không sử dụng hầm đã hoang phế và bị bồi lấp. Tuy nhiên vẫn còn vết tích lò đúc đạn của nhà sư Hoàng Lễ – một nhà sư yêu nước – vẫn còn trên nền chùa.

Ngày 17/05/2003 chùa được nhà nước công nhận là di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật.

chùa hòa thạnh

Chùa Giồng Thành (Long Hưng Tự)

Vừa là ngôi chùa cổ xây dựng vào năm 1875, nhiều cảnh đẹp, vừa là nơi cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh của chủ tịch Hồ chí Minh) đã sinh sống một thời trước khi về Cao Lãnh. Ngoài ra nó từng là cơ sở của cách mạng và huyện ủy Tân Châu qua hai thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. Chùa nằm cách thị trấn Tân Châu 3km trên đường đi Phú Tân, thuộc xã Long Sơn, huyện Phú Tân, An Giang.

Nền chùa trước đây là hào thành bảo vệ biên giới được xây từ thời Chúa Nguyễn cách đây hơn 200 năm nên đặt tên là Giồng Thành. Hiện chùa còn giữ một hiện vật là giường ngủ của cụ Nguyễn Sinh Sắc và đã xây dựng nhà trưng bày những di tích lịch sử trong đó có những hình ảnh liên quan đến họat động cách mạng của Cụ và Bác Hồ.

Ngày 12/12/1986 chùa được Bộ Văn Hóa Và Thông Tin công nhận là di tích lịch sử.

du lịch an giang

Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh

Là người có công trong việc khai hoang lập ấp ở Miền Nam nên đã có rất nhiều nơi lập bàn thờ của ông. Nhưng Đình Châu Phú tọa lạc tại trung tâm thị xã Châu Đốc được xem là thờ chính.

Đình Châu Phú là một ngôi đình lớn và đẹp với khuôn viên rộng cả ngàn mét vuông, mái đình lợp ngói âm dương màu đỏ, trên nóc gắn tượng Bát Tiên và Lưỡng Long Tranh Châu. Bên trong đình có đỉnh đồng, hoành phi, liễn đối chạm trổ công phu, sắc sảo, thếp vàng óng ả, nhiều dù lộng, chấn đỏ thêu rồng phụng sặc sỡ, đính kim tuyến lấp lánh. Tôn thêm vẽ tôn nghiêm và nét đẹp cổ truyền. Đây là di tích kiến trúc nghệ thuật được Bộ Văn Hóa công nhận.

Lăng Thoại Ngọc Hầu

Xem thêm: 20 Nhà hàng An Giang Châu Đốc ngon khó tìm đậm đà ẩm thực miền Tây

Nằm trong cụm di tích của núi Sam, nhưng Lăng Thoại Ngọc Hầu lại là một công trình kiến trúc nghệ thuật đẹp cổ kính. Lăng được xây dựng năm 1822, niên hiệu Minh Mạng thứ ba. Toàn khu sơn Lăng là một kiến trúc hài hòa, duyên dáng: Phía trước có hai cửa lớn theo kiểu kiến trúc của các lăng tẩm xưa, hai bên có hai hàng liễn đối; Khu chính giữa là lăng mộ và đền thờ; Trong đền thờ có bài vị của Thoại Ngọc Hầu và hai phu nhân có áo mão cân đai của ông đã được phục chế và nhiều nghi thờ với các bộ lư đồng và đặc biệt có bức tượng bán thân của Ông cao khoảng 2m; Mặt tiền sân rộng nổi bật với các long đỉnh, trong đó có bản sao của bia Thọai Sơn, trước long đỉnh có khẩu súng Thần Công và bảng di tích xếp hạng. Bao bọc khu mộ là bức tường dày cả mét và có 14 ngôi mộ chính thêm hoảng 50 ngôi mộ khác của những dân binh. Ông Thoại Ngọc Hầu là một công thần nhà Nguyễn, ông tên thật là Nguyễn Văn Thoại (1761- 1829) được tước phong Ngọc Hầu – Ông là người huyện Diên Phước (tỉnh Quảng Nam) và là một danh nhân có công khai khẩn đất hoang, lập làng, mở giao thông, bảo vệ biên cương tổ quốc nói chung và vùng đất An Giang nói riêng.

Lăng Thoại Ngọc Hầu là một di tích có nhiều ý nghĩa lịch sử và kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu của An Giang dưới thời Phong kiến còn lưu lại, được Nhà Nước công nhận. Nhân dân và chính quyền địa phương đã trùng tu, tôn tạo và bảo quản phát huy tốt trong công tác giáo dục văn hóa truyền thống dân tộc cho thế hệ hôm nay và mai sau.

Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam

Tọa lạc ở khu danh thắng núi Sam, tại chân núi Sam thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc. Miếu được lập vào đầu thế kỉ XIV (khoảng 1820 – 1825 thời Minh Mạng). Khi ấy còn làm tre lá đơn sơ, năm 1972 Miếu được xây lại, đến năm 1976 công trình mới hoàn thành quy mô và tráng lệ theo kiểu hình khối tháp, có 4 tầng mái cong lợp ngói ống, tráng men xanh. Trong miếu thờ tượng Bà Chúa được tạc bằng đá xanh có giá trị nghệ thuật rất cao.

Toàn khu Miếu Bà là một công trình nghệ thuật tiêu biểu cho sự hài hòa của nền kiến trúc truyền thống, dân tộc và hiện đại. Nghệ thuật chạm trổ rất tinh vi. Năm 1989 Miếu được Bộ Văn Hóa công nhận và xếp hạng di tích lịch sử văn hóa.

Sau Tết Nguyên Đán, du khách khắp nơi cả nước về đây dự lễ rất đông. Những năm gần đây, chùa Bà thu hút hàng triệu du khách đến chiêm bái và tham quan khu danh thắng.

Chùa Tây An

Chùa thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang.

Chùa Tây An cổ tự do một vị quan triều Nguyễn đời Minh Mạng (1820) là Tổng đốc Nguyễn Nhật An xây dựng theo lời nguyện của ông khi được triều đình phái đi Cao Miên. Đầu tiên, chùa được cất bằng tre, thỉnh ông Hòa thượng là Nguyễn Văn Giác, pháp hiệu Hải Tịnh đến trụ trì. Năm Thiệu trị thứ 7 (1847), chùa lại thỉnh thêm một vị Hòa Thượng nữa tên là Đoàn Minh Huyền, pháp hiệu Pháp Tang đến trụ trì, vị hòa thượng này có tài làm thuốc trị bệnh cho nhân dân nên được nhân dân suy tôn với danh hiệu là Phật Thầy Tây An.

Chùa được sửa chữa nhiều lần theo thời gian trụ trì của các vị hòa thượng, ngày nay ngôi chùa đã trở thành bức tranh nghệ thuật tuyệt hảo và để lại cho dân tộc Việt Nam một di tích có giá trị với kho tàng di sản văn hóa dân tộc.

Chùa theo kiến trúc kiểu Ấn Độ với các vật liệu bền chắc như gạch, ngói, xi măng. Chính diện là ngôi chùa chính giữa cao 18m, thờ Phật Thích Ca, còn hai bên là lầu chiêng và lầu trống. Trước chùa có 3 vọng cửa: cửa giữa tam quan thờ Phật Quan Âm, hai bên cửa có hai bảng đề “ Tây An Cổ Tự”, bên trong cửa tam quan là sân chùa có cột phướn cao 16m. Dưới bậc thang chùa có đúc bạch tượng và hắc tượng, vai có đắp nổi hai vị thần tiên bên trên mặt trăng lưỡi liềm, hai bên là hai hành lang, phân biệt cho tín đồ nam nữ. Ở khía cạnh nghệ thuật chùa lại được nổi bật với nghệ thuật phù điêu chạm khắc gỗ, trong chùa có hàng trăm tượng Phật, mỗi tượng là một tác phẩm nghệ thuật cao có ý nghĩa thực tế trong cuộc sống và triết lý phật giáo. Chùa theo phái Đại thừa, có tới 11.270 tượng lớn nhỏ bằng gỗ. Ngày rằm tháng Giêng, tháng 7 và tháng 10 âm lịch là ngày nhân dân đến cúng giỗ rất đông.

Chùa Xray Tôn (Xã Tón)

Chùa là một trong những ngôi chùa Khmer thờ Phật nổi tiếng (theo phái tiểu thừa), chùa nằm tại thị trấn Huyện Tri Tôn.

Chùa được xây dựng cách đây hơn 200 năm, bằng gạch ngói, cột bằng gỗ căm-xe, nền chùa đắp cao 1.8m. Giống như các chùa Khmer khác ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, chùa Xray Tôn cũng theo cùng một quy cách bố cục và kiến trúc thống nhất. Chính điện nằm ở trung tâm khu đất của chùa, với nóc nhọn, hai mái cong gộp lại. Trên nóc chùa là thần rắn Naga nằm dài tượng trưng cho sự bất diệt và dũng mãnh. Mái chùa hình tam cấp, ngói đỏ, xanh vàng trông đẹp mắt. Chung quanh chính điện chùa là các tháp nhỏ đựng tro của những người hỏa táng. Trên đỉnh các tháp được chạm thần Bayon bốn mặt (Thần Sáng Tạo).

Ngôi chùa này còn là một trung tâm văn hóa, trường đọc kinh, học chữ, học đạo lý làm người, là nơi tổ chức các lễ hội lớn hàng năm như: lễ Chol Chhnam Thmay là lễ năm mới vào tháng tư, lễ Pisat Bôchia là lễ nhớ ơn Phật vào rắm tháng tư, lễ Chol Neasa là lễ cấm ba tháng sư không ra khỏi chùa (từ rằm tháng sáu đến tháng chín, âm lịch), lễ Dolta là lễ thanh minh cúng ông bà (từ 1-10/5 âm lịch), lễ Kà Thận là lễ sắm đồ cho sư sãi. Vào những ngày đó, bà con Khmer đến chùa lễ Phật rất đông.

Chùa Xray Tôn đã được Bộ Văn Hóa- Thông Tin xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật.

Chùa Mubarak

An Giang là tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long có đa dân tộc bao gồm: Kinh, Khmer, Hoa, Chăm. An Giang có một vạn người Chăm sinh sống ở các Huyện Châu Phú, Huyện Phú Tân, Huyện Tân Châu, Huyện An Phú. Người Chăm An Giang theo đạo Hồi, thờ thánh Allah, nên hầu như khắp nơi đều thánh đường. Và một trong những thánh đường nguy nga, đẹp mắt với nghệ thuật kiến trúc mang nét đặc thù của đạo Hồi, được Bộ Văn Hóa xếp hạng đó là thánh đường Mubarak, xã Phú Hiệp, Huyện Phú Tân .

Thánh đường được xây dựng do sự đóng góp của tín đồ. Thánh đường được thiết kế bởi kiến trúc sư người Ấn Độ, Mohamet Amin. Thánh đường như đền thờ cổ Ba Tư, Ấn Độ vì thánh đường có cổng chính hình vòng cung, uy nghi trước khoảng sân rộng.

Hàng năm, thánh đường tổ chức các ngày lễ lớn: lễ sinh nhật Giáo Chủ Mohamet vào ngày 12/3 Hồi lịch, lễ Roja hay còn gọi là lễ hành hương đến thánh địa La Mecque vào ngày 10/12 Hồi lịch…nối liền theo lễ Ramadan từ 1-30/9. trong những ngày lễ lớn này, người Chăm tề tựu về thánh đường rất đông và hành lễ theo đúng nghi thức của đạo.

du lịch an giang

Đọc thêm: Cửa hàng đồng hồ treo tường An Giang

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *